Chuyện Nghề nghiệp!

27-08-2019
Câu Chuyện Nghề nghiệp!
Nghe nói hơn 10 năm nữa sẽ có hàng tỷ người thất nghiệp vì đám robot công nghệ kỹ thuật số ra đời. Lúc đó một số ngành thuộc cơ khí, chế tạo máy, sản phẩm công nghiệp.v.v...do robot sản xuất, số lượng nhân công còn lại rất ít chỉ là những nhân viên công nghệ ngồi phòng lạnh điều khiển kỹ thuật số, đó là thành quả của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, rồi sẽ tới 5.0... Thật ra theo quy luật xã hội thì "vạn vật đều thay đổi", cũng như triết lý "vô thường" của Phật giáo. Nhưng "cách mạng công nghệ" đã làm xã hội phát triển quá nhanh, thay đổi quá nhanh... gây nên hậu quả nhất định về sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thay đổi cấu trúc xã hội truyền thống... Con người đang cạnh tranh nghề nghiệp với robot, cái đó không đáng sợ, nhưng cái đáng sợ nhất là con người đang bị "robot hóa". Xã hội công nghệ biến con người thành máy móc, thời gian và công việc khiến con người như cái máy, một ngày làm việc bắt đầu từ cái bấm thẻ, bấm vân tay... công việc bắt đầu từ cái máy vi tính, lúc ăn uống nghỉ ngơi một phần dành cho cái máy điện thoại. Số hóa dần cuộc sống khiến lứa tuổi kỹ thuật số hiện tại (9X,2k) phần lớn nhìn đời qua 2 miếng "ve chai" công nghệ: đeo mắt kính khi tuổi còn rất trẻ. Xã hội công nghiệp khiến cho đời sống tình cảm kém, mà rơi vào cuộc sống cảm xúc nhất thời, một phần của cái "cảm xúc chóng vánh đổi thay" là do cuộc sống "công nghệ số" làm đảo lộn xã hội. Con người tìm đến nhau từ những "thỏa mãn quy tắc" giống như kiểu phát biểu gây sốc dư luận của một cô gái 31t trên chuyên mục hẹn hò (VTV) công bố rằng chỉ chấp thuận bạn trai khi bao đi du lịch châu âu, rằng cô thích ăn nhiều, ăn ngon mà không thích nấu ăn.v.v... làm dư luận dậy sóng. Nhưng phát biểu cô gái ấy là xuất phát từ lời chân thật, và đó cũng là hệ quả "phụ nữ công nghiệp" ngày nay... Hệ quả công nghệ ngày nay khiến phần lớn học sinh, sinh viên học tập "tri thức kiểu máy móc" nhiều mà "tư duy sáng tạo" thì ít (cái gì cũng tra google và trả lời theo google) trong khi đó nghề nghiệp trong tương lai cần con người sáng tạo hơn máy móc, vì máy móc thì không thể cạnh tranh với robot vì nó giỏi hơn con người, nhưng nó không thể sáng tạo như con người. Do đó, dù công nghệ thế nào thì Robot không thể vượt hơn con người vì nó là cái máy do con người lập trình. Nhưng cái đáng sợ nhất là con người tự "robot hóa" mình, biến mình thành cổ máy của công việc, biến công việc và quan hệ xung quanh thành máy móc công nghệ...mà quên rằng bản chất con người trong quan hệ xã hội là tình cảm. Con người từ đó trở thành con robot của chính xã hội công nghệ do mình tạo ra, vì vậy con người sẽ có lúc bị chính con robot của mình hại chết. Trở lại chuyện nghề nghiệp: như vậy ta có thể thấy rằng một số nghề thuộc nghành "kỹ thuật công nghiệp" sẽ giảm dần trong thập kỷ tới, nhưng những nghề thuộc "ngành công nghiệp dịch vụ" (như Du Lịch) thì vẫn ổn định vì nhân lực chính của yếu tố phục vụ là "con người". Nhưng con người mà ngành "công nghiệp dịch vụ" cần là con người của tình cảm và trí thức sáng tạo, chứ không cần "con người robot". Nghề phi công được xem là nghề hiếm (vì rất kén nhân lực) và mức lương khủng nhất, vậy mà tương lai cũng đang lo lắng vì sẽ ứng dụng robot vận hành máy bay. Nghề Hướng dẫn viên du lịch mức lương thời vụ, lương thấp hay cao tùy theo năng lực. Tuy vậy một anh bạn HDV của tôi có thu nhập rất cao kể rằng, dù làm HDV nhưng nhiều khách cứ muốn anh chọn khác nghề, có một nữ du khách sau khi đi tour với anh về gửi tin nhắn cám ơn với nội dung như sau:  "Chị không thể khiến mùa hạ thành mùa đông; nhưng chị muốn em làm Phi công của chị" Anh bạn HDV trên thấy mình "không đủ năng lực" làm cái nghề ...nhiều tiền đó, anh vẫn luôn tận lực với nghề HDV của mình và quả thật, không robot nào có thể linh động như anh và thay thế được anh trong mắt khách hàng.

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline
0941392020
TNT Vietnam  
Điện thoại: 028 39744656

Video

Fanpage Facebook

Hotline: 0941392020
Zalo Zalo: 0941392020
Hotline: 0941392020